MENU

  • GIỚI THIỆU
  • DỊCH VỤ
    • SÁNG CHẾ/GIẢI PHÁP HƯU ÍCH
    • NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
    • KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
    • BẢN QUYỀN VÀ CÁC QUYỀN LIÊN QUAN
    • BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
  • ĐỘI NGŨ
  • TIN TỨC & SỰ KIỆN
    • THÔNG BÁO CHUNG
    • BẢN TIN PHÁP LÝ
    • CÁC TIN MỚI VỀ ĐẦU TƯ
    • CÁC VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM
    • HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
    • TUYỂN DỤNG
  • LIÊN HỆ
  • Tiếng Việt
  • English

Newsunip

Công ty luật sở hữu trí tuệ mặt trời mới

  • GIỚI THIỆU
  • DỊCH VỤ
    • SÁNG CHẾ/GIẢI PHÁP HƯU ÍCH
    • NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
    • KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
    • BẢN QUYỀN VÀ CÁC QUYỀN LIÊN QUAN
    • BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI
  • ĐỘI NGŨ
  • TIN TỨC & SỰ KIỆN
    • THÔNG BÁO CHUNG
    • BẢN TIN PHÁP LÝ
    • CÁC TIN MỚI VỀ ĐẦU TƯ
    • CÁC VẤN ĐỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM
    • HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
    • TUYỂN DỤNG
  • LIÊN HỆ
  • Tiếng Việt
  • English
Home » Quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong RCEP

Quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong RCEP

7:16 am 19/03/2021 531 views

DNHN – Vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid 19…

Thành viên tham gia Hiệp định bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và Niu Di-lân. Hiệp định RCEP bao gồm 20 Chương và các Phụ lục. So với các hiệp định tự do thương mại khác, RCEP có Chương 14 gồm các điều từ 14.1 đến 14.5 quy định riêng về doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tại chương này của Hiệp định, vai trò vị thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả các doanh nghiệp siêu nhỏ đã được thừa nhận có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, việc làm và đổi mới. Các Bên cũng thừa nhận các quy định tại các Chương khác nhau trong Hiệp định là góp phần khuyến khích và tạo thuận lợi cho sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào Hiệp định này. Mục tiêu là tìm cách thúc đẩy chia sẻ thông tin và hợp tác trong việc tăng cường khả năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc sử dụng và hưởng lợi từ các cơ hội được tạo ra bởi Hiệp định.

Về chia sẻ thông tin, theo Hiệp định, các cơ quan của chính phủ phải thúc đẩy việc chia sẻ thông tin, thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng thông tin nhằm đảm bảo rằng các thông tin dưới đây được cập nhật chính xác, để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể truy cập công khai: (a) toàn văn của Hiệp định; (b) thông tin về các luật và quy định liên quan đến thương mại và đầu tư có liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ; và (c) thông tin bổ sung liên quan đến kinh doanh hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan tâm đến việc tận dụng các cơ hội do Hiệp định mang lại.

Do đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nắm bắt cơ chế chia sẻ thông tin này, chủ động và tích cực thông qua các kênh chính thống khác nhau để tìm hiểu, nhằm có được các thông tin cập nhật, chính xác, hữu ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong quá trình tham gia Hiệp định. Trong đó các thông tin liên quan đến quy tắc xuất xứ nội khối, tiêu chí xuất xứ theo hiệp định, một quy tắc xuất xứ thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các FTA trước đây, thông tin về cạnh tranh, môi trường, cơ chế giải quyết tranh chấp…theo RCEP rất đáng được doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu.

Về hợp tác, bao gồm các nội dung: (a) khuyến khích thực hiện hiệu quả và có hiệu lực các quy tắc và quy định thương mại thuận lợi và minh bạch; (b) cải thiện khả năng tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm việc thúc đẩy và tạo điều kiện cho quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp; (c) thúc đẩy việc sử dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (d) tìm hiểu các cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong các chương trình kinh doanh của các bên; (e) khuyến khích đổi mới và sử dụng công nghệ; (f) thúc đẩy nhận thức, hiểu biết và sử dụng hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (g) thúc đẩy các thông lệ quản lý tốt và nâng cao năng lực trong việc xây dựng các quy định, chính sách và chương trình góp phần phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; và (h) chia sẻ các thông lệ tốt nhất về nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về phát triển bền vững, một trong các chức năng của Ủy ban phát triển bền vững trong Hiệp định sẽ xem xét mọi vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến việc thực thi hoặc hoạt động của Chương 14 Hiệp định về doanh nghiệp vừa và nhỏ, thảo luận các giải pháp để tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác về doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa các bên tham gia Hiệp định.

RCEP có thể sẽ mất khoảng 18 tháng để các bên tham gia ký kết thông qua. RCEPsẽ có hiệu lực khi ít nhất 6 nước ASEAN và 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt Hiệp định; sẽ có hiệu lực đối với các nước còn lại sau 60 ngày kể từ ngày nước này hoàn tất các thủ tục trong nước. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chủ động có bước đi phù hợp nhằm tận dụng tốt cơ hội chia sẻ thông tin và hợp tác từ RCEP như đã nêu trên.

Luật sư Bùi Văn Thành – Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới

 

Tweet
Next Post Nguyễn Thị Thanh
Previous Post Nguyễn Thị Thi

Related posts

  • Ứng dụng công nghệ mã định danh QR code trong quản trị số sản xuất đồ gỗ
  • Không nên quá lo ngại về việc các DN nước ngoài thông qua các thương vụ M&A để chiếm lĩnh thị trường
  • Bảo hộ các nhãn hiệu liên quan đến tên miền tại Mỹ
  • Nghị định mới quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
  • Chính thức phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính (IFRS) tại Việt Nam
  • Hiệp định thương mại tự do mới giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

Tin mới nhất

  • Ứng dụng công nghệ mã định danh QR code trong quản trị số sản xuất đồ gỗ

    Tạ Thị Phương Hoa1, Vũ Huy Đại1, Hoàng Tiến Dũng2, … Xem thêm

  • Quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong RCEP

    Quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong RCEP

    DNHN - Vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 Hiệp định đối … Xem thêm

  • Không nên quá lo ngại về việc các DN nước ngoài thông qua các thương vụ M&A để chiếm lĩnh thị trường

    Không nên quá lo ngại về việc các DN nước ngoài thông qua các thương vụ M&A để chiếm lĩnh thị trường

    Có nhiều ý kiến lo ngại cho thị trường nội địa khi … Xem thêm

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

activity-gallery
activity-gallery
activity-gallery
activity-gallery
activity-gallery
activity-gallery
activity-gallery
activity-gallery
activity-gallery

HIỆP HỘI THAM GIA

partner-img
partner-img
partner-img
partner-img

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • NEWSUN IP
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 35/37 đường Nguyễn An Ninh, P. Tương Mai, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 0912.482.079
  • Email: newsunip@gmail.com
  • Website: https://newsunip.com

Dịch vụ

  • Sáng chế/ Giải pháp hữu ích
  • Nhãn hiệu hàng hóa
  • Kiểu dáng công nghiệp
  • Bản quyền và các quyền liên quan
  • Bảo hộ giống cây trồng mới
  • Tranh tụng và Xử lý xâm phạm

GOOGLE MAPS

Copyright © 2021 NEWSUNIP.COM. All rights reserved - 3B Viet Nam